BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM NĂM 2023
Họ và tên: Trần Thị Quyết
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kim Lũ- huyện Sóc Sơn- Hà Nội
Số điện thoại: 0984.030384
Trong bài thơ “Lịch sử nước ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh có câu viết :
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Từ xa xưa , truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã trở thành một niềm tự hào vô cùng to lớn . Tình yêu nước của dân tộc ta trải qua năm tháng lịch sử hào hùng với biết bao sự hi sinh, cống hiến của ông cha ta qua hàng ngàn thế kỷ. Chính vì vậy lòng yêu nước của nhân dân ta giờ đây không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành một triết lý, chủ nghĩa yêu nước gắn với hành động và sự quyết tâm bảo vệ dân tộc Việt Nam, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là minh chứng rõ ràng, là thiên anh hùng ca về ý nghĩa quật cường, bất khuất, gan dạ, can đảm đấu tranh để bảo vệ từng tấc đất dòng sông. Dẫu trải qua biết bao sự đô hộ, nô dịch, tàn phá, bóc lột nặng nề thế nhưng tinh thần sục sôi ý chí yêu nước ấy chưa bao giờ bị vùi dập mà chúng một ngày càng lớn mạnh, càng vươn lên theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Có thể nói, từng tấc đất mà chúng ta có được ngày hôm nay là máu xương của ông cha ta để lại, bao thế hệ đi trước đã nằm xuống để cho thế hệ sau tiếp bước đi lên. Tình yêu nước nồng nàn ấy không phân biệt tuổi tác là già hay trẻ, không phân biệt giới tính là nam hay nữ, không phân biệt giai cấp chế độ, hễ là người máu đỏ da vàng dân tộc Việt Nam thì đều mang trong mình một dòng máu nóng chảy suốt mang tên: lòng yêu nước như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đồng bào ta gái cũng như trai, trẻ cũng như già cho đến các cháu nhi đồng cỏn con, ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng có gan giết giặc” .
Tình yêu nước nồng nàn của dân tộc không chỉ kéo dài qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc mà còn được tiếp nối trong chính cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chiến tranh đi qua, nhân dân Việt Nam đã có một cuộc sống ấm no, đầy đủ, hạnh phúc thế nhưng lòng yêu nước vẫn hiện hữu trong chính cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Với tinh thần dân tộc “lá lành đùm lá rách”, tương thân tương ái, một cá nhân vì cả một dân tộc, nhân dân Việt Nam vẫn đoàn kết, tương trợ nhau để ngày một phát triển tiếp nối tinh thần truyền thống đoàn kết, giữ gìn bảo vệ Tổ quốc. Năm 2018, cả xã hội, toàn cầu đều phải đối mặt với một đại dịch kinh hoàng Covid-19 . Đó là những ngày tháng đầy ám ảnh hằn sâu trong mỗi tâm trí của chúng ta. Nếu như năm 1945 nhân dân Việt Nam phải trải qua một nạn đói khùng khiếp “người chết như ngả rạ” (trích “Vợ nhặt”-Kim Lân) – những ngày tháng mà không ai muốn hoài tưởng lại thì chỉ cách đây vài năm thôi, chúng ta đã phải đối mặt với một thực cảnh cũng không kém phân đau thương. Những ngày mà nhân dân ta phải sống với chủ nghĩa “chống dịch như chống giặc”, “ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó” cũng chính là lúc lòng yêu nước ấy được phát huy mạnh mẽ, sôi sục. Toàn thể nhân dân từ Đảng, lãnh đạo nhà nước, nhân dân các cấp, cả đồng bào đều chung tay giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch. Chỉ là một lời động viên, một mớ rau, chút nhu yếu phẩm nhưng sao lại quý giá thế, lại đáng trân trọng đến thể. Khi cả nước gồng mình lên chống dịch, cả thế giới đều phải đối mặt với những sự sống còn đầy nguy kịch thì lòng yêu nước, sẵn sàng vì Tổ quốc chính là một liều thuốc tinh thần to lớn để cùng nhau vượt qua bao khó khăn, thử thách. Nổi bật nhất trong công cuộc chống dịch đó chắc hẳn mỗi chúng ta phải nhớ tới hình ảnh của những người hùng áo trắng đang ngày đêm cố gắng vì sự sống của dân tộc. Đâu cần những người hùng trong tưởng tượng trong khi ngay chính đất nước chúng ta bây giờ cũng có biết bao người hùng đang ngày đêm vì Tổ quốc. Đó là những người hùng với vẻ ngoài mạnh mẽ, gan dạ lao vào tâm dịch nhưng ẩn sâu bên trong đó là những bờ vai đã mệt nhoài, những khuôn mặt in hằn, tím bầm của tấm đồ bảo hộ, đó là những người mẹ đã bao lâu không được gặp lại người con, đó là những người con xa quê đã lâu chưa được trở về nhà. Đặc biệt là tinh thần gan dạ, can đảm của những vị bác sĩ trẻ là sinh viên Trường Đại học y Hà Nội không quản ngại gian khó để xung phong lên đường làm nhiệm vụ với tinh thần “Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc”. Hơn bao giờ hết trong thời khắc ấy, dòng máu Lạc Hồng lại sục sôi trong huyết quản mỗi con người Việt Nam. Dịch bệnh cũng là một loại kẻ thù phá hoại sự bình yên chính vì vậy đấu tranh chống lại dịch bệnh cũng chính là bảo vệ Tổ quốc.
Sự hy sinh vì Tổ quốc chắc hẳn phải kể tới sự hy sinh mất mát của 13 chiến sĩ trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại thuỷ điện Rào Trăng 3. Đất nước đã hoà bình nhưng sao các anh vẫn ra đi đầy đau thương, để lại bao mất mát, tiếc nuối. Tháng 10 về kéo theo thiên tai, lũ lụt đến với bà con miền Trung thân thương và để lại bao hậu quả hết sức nặng nề. “Khi đến khu vực có gầm tràn sâu trên đường 71, xe ô tô không qua được, đoàn để xe lại và đi bộ vào thuỷ điện Rào Trăng 3 . Đến 21 giờ cùng ngày do mưa quá siết, nguy hiểm, đoàn phải dừng nghỉ chân tại khu nhà của trạm kiểm lầm sông Bồ. Khoảng 24 giờ cùng ngày bất ngờ đất đá đổ xuống đè lên khu đoàn đang nghỉ” (trích báo Truyền hình Thông tấn).Dù đang ở thời bình thế nhưng các anh vẫn ra đi đầy đau thương, sự ra đi vì sự bình yên của nhân dân miền Trung nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung.
Suốt thời gian lịch sử chống giặc của dân tộc, thanh niên Việt Nam luôn nếu cao tinh thần kiên cường, bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đó là những người thanh niên trẻ phải tạm gác lại những ước mơ, hoài bão, những công việc còn đang dở để đi theo tiếng gọi của đất nước. Đã có biết bao người lính, chiến sĩ sẵn sàng hy sinh vì dân tộc, họ không quản ngại tham gia các phong trào thi đua giết giặc lập công, đẩy mạnh chiến tranh du kích, đấu tranh khủng bố, chống đàn áp,…để rồi ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời họ đã phải ra đi, đổi lấy hoà bình độc lập cho dân. Ngày nay khi đất nước, xã hội đã hoà bình, độc lập thế nhưng tinh thần nhiệt huyết, sục sôi vì đất nước của thế hệ trẻ chưa bao giờ phai mờ. Thanh niên Việt Nam giờ đây không chỉ có nhiệm vụ bảo về Tổ quốc mà còn gánh trên vai những trọng trách vô cùng to lớn. Thanh niên là lực lượng mạnh mẽ, tràn đầy sức trẻ sẵn sàng nối tiếp truyền thống yêu nước mà ông cha để lại đưa Việt Nam ngày càng phát triển, tiến bộ, rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân , khẳng định giá trị, hội nhập và sánh vai với các cường quốc năm châu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. “Những chiến sĩ hy sinh trong thời bình”- đó là những từ ngữ khi nhắc đến mỗi chúng ta không thể không đau lòng khi nhắc tới sự hy sinh của hai chiến sĩ trẻ khi đang làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại phố Quan Hoa – Cầu Giấy. Sự ra đi của hai chàng trai trẻ Đỗ Đức Việt (1998) và Nguyễn Đình Phúc (2003) - những độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời người thế nhưng các anh lại sẵn sàng cống hiến vì dân tộc đã để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người ở lại: “Các anh ra đi mang trên mình những chiếc áo còn nhuốm đen khói lửa, khói lửa thời bình cũng đau lòng không kém”.
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi cho Tổ Quốc.”
(Trích thơ “Khúc bảy” – Thanh Thảo, Hồ Thành Công)
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, giáo dục đã tồn tại và phát triển, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến của dân tộc. Sau khi cách mạng tháng tám 1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, lịch sử giáo dục cũng chính thức bước sang một trang mới. Chính phủ đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ chống nạn mù chữ, cải tổ và xây dựng bước đầu đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia. Với chủ trương: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững nhất” giáo dục luôn là sự quan tâm hàng đầu của gia đình và xã hội. Từ xa xưa tinh thần, truyền thống hiếu học của ông cha ta đã được phát huy vô cùng mạnh mẽ với những tấm gương tiêu biểu như: Mạc Đĩnh Chi , Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát,… chính vì vậy tiếp nối truyền thống hiếu học cũng chính là phát huy tinh thần yêu nước để phụng sự đất nước. Ngày nay, người Việt Nam ta luôn cố gắng giữ gìn truyền thống đó. Điều này thể hiện qua sự cầu tiến, luôn cố gắng mở rộng kiến thức của bản thân, tiến lên phía trước. Để chứng minh điều đó, thế hệ thanh niên, học sinh ngày nay đã đạt được rất nhiều thành tích nổi trội trội, đạt được rất nhiều thành tích trong học tập, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, nghiên cứu khoa học,…trong nước và quốc tế. Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu trong thi đua học tập, dân tộc Việt Nam còn vô cùng tự hào với những thế hệ nhà giáo sẵn sàng cống hiến cho nước nhà và một trong số đó chắc hẳn chúng ta có thể nhắc tới cô giáo Hà Ánh Phượng – người được vinh danh trong danh sách 10 giáo viên toàn cầu đã áp dụng kiến thức mình tự học để tạo ra phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ em vùng cao. Đối với cô giáo trẻ này, bất kỳ trẻ em ở đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất . Cô giáo Hà Ánh Phượng và hành động của cô là một tấm gương xứng đáng để cho thế hệ sau noi theo, góp phần phát triển đất nước, dân tộc.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử trôi qua, tinh thần yêu nước luôn sục sôi mạnh mẽ và có những biểu hiện riêng nhưng đều hướng tới mục tiêu vì nhân dân, vì đất nước, vì dân tộc Việt Nam ngày một phát triển, tiến bộ, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Đối với tôi, là thế hệ những người nhà giáo trong ngành giáo dục Việt Nam, tôi sẽ cố gắng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng cống hiến và dẫn bước cho các thế hệ mầm non tương lại của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một đất nước hùng mạnh, sáng vai với cường quốc năm châu như câu thơ nổi tiếng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi rạng giống dòng vinh quang.”
Hà Nội, tháng 10 năm 2023